Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Đề cương thảo luận môn an ninh quốc phòng lần 2 - Lớp trung cấp chính trị 71



ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN
MÔN AN NINH QUỐC PHÒNG LẦN 2

Câu 3: Phân tích nguyên tắc Đảng lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng, an ninh.
1. ĐCSVN lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng, an ninh là 1 tất yếu khách quan
a) Vị trí, vai trò của sự nghiệp QP - AN
- Khái niệm: Sự nghiệp QP - AN là công cụ giữ nước, gồm tổng thể hoạt động đối nội, đối ngoại của NN, tạo nên sức mạnh tổng hợp, toàn diện. Trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, LLVT nhân dân làm nòng cốt.
+ Đối nội (nhiệm vụ cơ bản của ngành Công an):
     Trấn áp sự chống đối của các thế lực phản CM, tay sai đế quốc
     Tổ chức xây dựng, phát triển KT-XH
     Điều chỉnh lao động và phân phối
     Bảo vệ sở hữu XHCN, trật tự XH, các quyền tự do công dân
+ Đối ngoại (nhiệm vụ của Quân đội):
     Bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
     Tăng cường hợp tác giữa các nước XHCN
     Bảo vệ hòa bình TG và phát triển hợp tác quốc tế
- Cơ sở lý luận
+ Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc ta đã khẳng định: dựng nước phải đi đôi với giữ nước, xây dựng CNXH phải đi đôi với bảo vệ TQ XHCN.
QP - AN là vấn đề rất hệ trọng đối với mọi quốc gia độc lập có chủ quyền.
+ Theo Mác – Angghen: Đảng phải thành lập LLVT, lãnh đạo LLVT đó cùng với nhân dân giành và giữ chính quyền.
+ Theo Lênin: Đảng phải lãnh đạo quân sự và sự nghiệp QP – AN lá tất yếu káhch quan.
+ ĐCSVN:
     Ngay từ khi ra đời, trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đã khẳng định sự cần thiết phải xây dựng quân đội công nông để giành và giữ chính quyền.
     Luận cương chính trị (10-1930) cũng nêu rõ vấn đề: “Vũ trang cho công nông”, “Lập quân đội công nông” và “Tổ chức đội tự vệ công nông”.
b) Công cuộc đổi mới đòi hỏi phải thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp QP – AN (Xuất phát từ đòi hỏi của nhiệm vụ CM thời kỳ mới)
- Sự phát triển phức tạp của tình hình TG và khu vực
+ Trong thời kì mới, sự điều chỉnh chiến lược của các thế lực thù địch cho thấy “Diễn biến hòa bình” là vấn đề chủ yếu nổi lên trong chiến lược chống phá độc lập dân tộc và CNXH ở Việt Nam, không loại trừ khả năng xảy ra “Cách mạng màu” để thúc đẩy nhanh việc xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN, cũng không loại trừ khả năng chúng tiến hành chiến tranh xâm lược kiểu mới đối với nước ta.
+ Đồng thời những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, về tài nguyên và các vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia dân tộc tiếp tục diễn ra gay gắt và phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang và chiến tranh cục bộ, nhất là khi các nước lớn có sự mặc cả và thỏa hiệp về lợi ích gây phương hại đến lợi ích của dân tộc Việt Nam.
- Cuộc đấu tranh để bảo vệ những thành quả CM, xây dựng đất nước hiện nay là cuộc đấu tranh g/c, đấu tranh dân tộc trong điều kiện mới, dưới hình thức mới, diễn ra hết sức phức tạp, quyết liệt  đòi hỏi Đảng, NN và nhân dân ta phải thường xuyên chăm lo củng cố QP – AN, bảo vệ vững chắc TQVN XHCN.
- Nhiệm vụ QP – AN ngày nay phải tạo ra thế chủ động chiến lược đẩy lùi, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu và hành động “DBHB”, BLLĐ và đe dọa chiến tranh của các thế lực thù địch, giữ môi trường ổn định lâu dài để xây dựng và phát triển đất nước.
2. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng, an ninh Đại hội IX của Đảng đã xác định: “Thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, đối với sự nghiệp quốc phòng và an ninh”
- Suốt 70 năm qua, Đảng đã giữ vững vai trò lãnh đạo đối với quân đội trong mọi tình huống, mọi giai đoạn lịch sử. Đó cũng là nhân tố quyết định sự trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội; luôn xứng đáng là công cụ cách mạng sắc bén, lực lượng chính trị trung thành của Đảng, Tổ quốc và nhân dân; giữ vững bản chất giai cấp công nhân, là quân đội của dân, do dân, vì dân; viết nên truyền thống quyết chiến, quyết thắng với nhiều chiến công hiển hách, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, xứng đáng là quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng.
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quân đội tuyệt đối về mọi mặt, không nhường quyền, hoặc phân quyền lãnh đạo quân đội cho bất kỳ một lực lượng chính trị hay một đảng phái, cá nhân nào khác.
- Sự lãnh đạo đó còn được thực hiện trực tiếp, không thông qua một khâu trung gian, một tổ chức trung gian nào, nhằm đảm bảo cho Đảng nắm chắc quân đội trong mọi tình huống.
- Đảng ta xác định lãnh đạo quân đội trên mọi lĩnh vực hoạt động, mọi mặt công tác, mọi nhiệm vụ, mọi lực lượng, mọi đơn vị quân đội. Ở đâu có tổ chức và hoạt động của quân đội thì ở đó có sự lãnh đạo của Đảng.
- Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội tập trung thống nhất vào Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.
- Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn quân, toàn dân; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh, quốc phòng an ninh với kinh tế; ra sức củng cố, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Mặt khác, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi bản lĩnh chính trị vững vàng của quân đội trong điều kiện mới phải được thể hiện ở việc nhận thức rõ mục tiêu chiến đấu, tích cực đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, không dao động, ngả nghiêng trước những diễn biến phức tạp của tình hình và sự tiến công hiểm độc của các thế lực thù địch.
- Nhạy bén, sắc sảo và kiên quyết đấu tranh làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đập tan mọi âm mưu của chúng hòng “phi chính trị hóa” quân đội, chia rẽ Đảng với quân đội, quân đội với nhân dân. Phải làm cho Quân đội ta mãi mãi là của dân, do dân, vì dân, luôn xứng đáng với danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”.
- Nguyên tắc “Lực lượng vũ trang nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam” và “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân…” ghi trong Điều 70, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vẫn là nguyên tắc bất di bất dịch, không thể thay đổi.
- Lịch sử cách mạng cũng cho thấy, một khi không có sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang sẽ bị biến chất, mất định hướng chính trị và mục tiêu chiến đấu; không còn là lực lượng vũ trang của nhân dân, không còn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; do đó, không thể làm tròn được chức năng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.

Câu 4: Phân tích nội dung chủ yếu của sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quốc phòng, an ninh của đại phương.
1. Vị trí, vai trò của các bộ, ngành, địa phương đối với công tác QP – AN
- Địa phương, bộ, ngành là nơi trực tiếp cụ thể hóa và thực hiện các quan điểm, đường lối, qui định pháp luật của NN về QP – AN.
- Là nơi trực tiếp tổ chức, phối hợp chặt chẽ công tác của từng địa phương với các bộ, các ngành, các cơ quan TW tạo nên sức mạnh QP – AN của cả nước.
- Địa phương là nơi trực tiếp tiến hành xây dựng, củng cố QP – AN.
2. Nội dung chủ yếu của sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quốc phòng, an ninh của đại phương
v  Lãnh đạo công tác giáo dục QP – AN toàn dân và thực hiện công tác giáo dục quốc phòng toàn dân cho CB, CC và người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành quản lý; phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng CB, CC theo quy định của pháp luật.
- Giáo dục QP-AN là một hình thức XH có tác động trực tiếp đến nâng cao trách nhiệm chính trị, trình độ tri thức và thể lực của mọi công dân, là bộ phận cấu thành của nền giáo dục quốc gia, giữ vị trí quan trọng trong công tác quốc phòng ở địa phương.
- Giáo dục QP-AN phải được triển khai, tiến hành đồng bộ với nội dung, hình thức và chương trình phù hợp với mọi đối tượng.
v  Kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa – XH, đối ngoại với QP-AN; gắn quốc phòng với an ninh; quốc phòng – an ninh với kinh tế
- Tiếp tục phát triển các khu kinh tế - quốc phòng, xây dựng các khu quốc phòng – kinh tế với mục tiêu tăng cường QP-AN là chủ yếu.
- Xây dựng công nghiệp quốc phòng trong hệ thống công nghiệp quốc gia dưới sự chỉ đạo, quản lý điều hành trực tiếp của Chính phủ, đầu tư có chọn lọc theo hướng hiện đại, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ dân sinh.
v  Xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh toàn diện làm nòng cốt để xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; quản lý, bảo vệ các công trình quốc phòng, căn cứ hậu phương và các khu vực quân sự ở địa phương.
- Đây là một chủ trương chiến lược có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQ.
- Xây dựng khu vực phòng thủ là xây dựng toàn diện, bao gồm cả lực lượng và thế trận, tạo nên tiềm lực QP-AN. Bảo vệ vững chắc các công trình quốc phòng, căn cứ hậu phương và các khu vực quân sự ở địa phương.
- Bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên có vai trò to lớn trong xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, bảo vệ TQ → tổ chức xây dựng, huấn luyện và bảo đảm tác chiến cho các lực lượng này.
+ Xây dựng lực lượng dự bị động viên là nhiệm vụ chiến lược lâu dài của đất nước. Trong xây dựng lực lượng dự bị động viên thì việc đầu tiên là tạo nguồn và đăng ký nguồn (việc tạo nguồn bắt đầu từ khâu tuyển quân – đầu vào đến khâu đăng ký quản lý khi xuất ngũ – đầu ra).
v  Xây dựng và bảo vệ tiềm lực QP-AN, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương; động viên nền kinh tế quốc dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QP-AN của địa phương và cả nước trong mọi tình huống.
- Phải làm tốt việc tổ chức phối hợp, kết hợp chặt chẽ cả hai lực lượng CAND và lực lượng vũ trang địa phương ở ngay từng cơ sở, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy.
- Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân trong khu vực phòng thủ; động viên nền kinh tế quốc dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QP-AN của địa phương và cả nước trong mọi tình huống.
v  Thực hiện các nhiệm vụ QP-AN trong thời bình, thời chiến và công tác phòng thủ dân sự; tiến hành công tác tuyển quân
- Tuyển quân cũng là một nhiệm vụ quân sự được tiến ah2nh thường xuyên hàng năm ở các địa phương theo quy định. Có quan hệ trực tiếp đến sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang và nguồn dự bị trước mắt cũng như lâu dài.
v  Lãnh đạo việc đảm bảo ngân sách đối với sự nghiệp QP-AN
- Công tác bảo đảm hậu cần tại chỗ, bảo đảm ngân sách cho QP-AN có ảnh hưởng rất quan trọng đến xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đến xây dựng khu vực phòng thủ địa phương.
Thực hiện chính sách hậu phương quân đội và các chính sách XH, động viên sức người, sức của ở địa phương cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQ.

Câu 5: Phân tích nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh
I. Những vấn đề chung về xây dựng và phát triển KT-XH gắn với QP-AN
1. Khái niệm quốc phòng, an ninh
- Quốc phòng là công việc giữ nước của một quốc gia, bao gồm tổng thể các hoạt động đối nội và đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội… nhằm mục đích bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng đất nước.
- An ninh là trạng thái ổn định, an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm để đe dọa sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân , của tổ chức, của từng lĩnh vực hoạt động xã hội hoặc của toàn xã hội. Đối với Việt Nam, bảo vệ an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân và của cả hệ thống chính trị do lực lượng an ninh làm nòng cốt; bảo vệ an ninh luôn kết hợp chặt chẽ với củng cố quốc phòng.
2. Khái niệm hoạt động kinh tế: Hoạt động kinh tế là hoạt động cơ bản, thường xuyên gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người. Đó là toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, phục vụ cho nhu cầu đời sống con người.
- Kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh ở nước ta là hoạt động tích cực, chủ động của Nhà nước và nhân dân trong việc gắn kết chặt chẽ hoạt động kinh tế- xã hội; quốc phòng, an ninh trong một chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Kinh tế, quốc phòng, an ninh là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia, dân tộc có độc lập, chủ quyền. mỗi lĩnh vực có mục đích, cách thức hoạt động và quy luật riêng, song giữa chúng có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, kinh tế là yếu tố quyết định đến quốc phòng – an ninh; ngược lại, quốc phòng – an ninh cũng có tác động tích cực trở lại với kinh tế, bảo vệ và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh của quốc phòng, an ninh. Lợi ích kinh tế suy đến cùng là nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn và xung đột xã hội. Để giải quyết các mâu thuẫn đó, phải có hoạt động quốc phòng, an ninh
+ Kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp cơ sở vật chất kĩ thuật, nhân lực cho hoạt động quốc phòng – an ninh. Ăngghen đã khẳng định “Thất bại hay thắng lợi của chiến tranh đều phụ thuộc vào điều kiện kinh tế”. Vì vậy, để xây dựng quốc phòng – an ninh vững mạnh phải xây dựng, phát triển kinh tế
+ Kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho quốc phòng, an ninh, qua đó quyết định đến tổ chức biên chế của lực lượng vũ trang; quyết định đến đường lối chiến lược quốc phòng – an ninh
- Quốc phòng không chỉ phụ thuộc vào kinh tế mà còn tác động trở lại với kinh tế - xã hội trên cả góc độ tích cực và tiêu cực
+ Quốc phòng – an ninh vững mạnh sẽ tạo môi trường hoà bình, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
+ Hoạt động quốc phòng – an ninh tiêu tốn đáng kể một phần nguồn nhân lực, vật lực, tài chính của xã hội. Những tiêu dùng này theo Lênin là những tiêu dùng “mất đi”, không quay vào tái sản xuất xã hội. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng của xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.
+ Hoạt động quốc phòng – an ninh còn có thể dẫn đến huỷ hoại môi trường sinh thái, để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế, nhất là khi chiến tranh xảy ra. Để hạn chế những tác động tiêu cực này, phải kết hợp tốt tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh với phát triển kinh tế - xã hội vào một chỉnh thể thống nhất.
- ĐCSVN xác định: kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN về thực chất là cụ thể hóa việc quán triệt và thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của CMVN: xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc TQ XHCN.
- Trong khi tập trung vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế song vẫn phải đề cao cảnh giác, chủ động đối phó với những tình huống bất trắc phức tạp có thể xảy ra.
- Sự kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN ở nước ta ngày nay đã thực sự trở thành 1 nhu cầu thường xuyên, mang tính cấp thiết, cấp bách.
] Như vậy, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh là một tất yếu khách quan. Mỗi lĩnh vực hoạt động có nội dung, phương thức riêng nhưng lại có sự thống nhất ở mục đích chung, cái này là điều kiện tồn tại của cái kia và ngược lại. Tuy nhiên, việc kết hợp cần phải được thực hiện một cách khoa học, hợp lí, cân đối và hài hoà.
II. Nội dung kết hợp sự phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở nước ta hiện nay.
1. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
- Kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố QP- AN phải được thể hiện ngay trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia. Điều này được thể hiện ngay trong việc hoạch định mục tiêu phát triển quốc gia, trong huy động nguồn lực, trong lựa chọn và thực hiện các giải pháp chiến lược
- Sự kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh sẽ phát huy sức mạnh của từng lĩnh vực, kết hợp với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp, quy tụ mọi nguồn lực, lục lượng trong nước và quốc tế nhằm hoàn thành thắng lợi mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
2. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh trong phát triển các vùng lãnh thổ
- Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh trong phát triển các vùng lãnh thổ là sự gắn kết chặt chẽ phát triển vùng kinh tế chiến lược với xây dựng vùng chiến lược quốc phòng, an ninh nhằm tạo ra thế bố trí chiến lược mới cả về kinh tế lẫn quốc phòng, an ninh trên từng vùng lãnh thổ, trên địa bàn tỉnh, thành phố, theo ý đồ phòng thủ chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam bền vững trên toàn cục và mạnh ở từng trọng điểm.
- Hiện nay, nước ta đã phân chia thành các vùng kinh tế lớn và các vùng chiến lược, các quân khu. Mỗi vùng đều có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế và chiến lược phòng thủ bảo vệ Tổ quốc. Các vùng chiến lược khác nhau có sự khác nhau về đặc điểm và yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh, nên nội dung kết hợp cụ thể trong mỗi vùng có thể có sự khác nhau. Song việc kết hợp đó phải được thể hiện những nội dung chủ yếu sau:
+ Một là, kết hợp trong xây dựng chiến lược, qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng – an ninh của vùng, cũng như trên địa bàn từng tỉnh, thành phố.
+ Hai là, kết hợp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu kinh tế địa phương với xây dựng các khu phòng thủ then chốt, các cụm chiến đấu liên hoàn, các xã (phường) chiến đấu trên địa bàn của các tỉnh (thành phố), quận
(huyện)
+ Ba là, kết hợp trong quá trình phân công lại lao động của vùng, phân bố lại dân cư với tổ chức xây dựng và điều chỉnh, sắp xếp, bố trí lại lực lượng quốc phòng, an ninh trên từng địa bàn, lãnh thổ cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phòng thủ bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm ở đâu có đất, có biển, đảo là ở đó có dân và có lực lượng quốc phòng, an ninh để bảo vệ cơ sở, bảo vệ Tổ quốc.
+ Bốn là, kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế với xây dựng các công trình quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự, thiết bị chiến trường… Bảo đảm tính “lưỡng dụng” trong mỗi công trình được xây dựng. 
+ Năm là, kết hợp xây dựng các cơ sở, kinh tế vững mạnh toàn diện, rộng khắp với xây dựng các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu cần, kĩ thuật và hậu phương vững chắc cho mỗi vùng và ở các địa phương để sẵn sang đối phó khi có chiến tranh xâm lược.
- Hiện nay Đảng ta xác định phải chú trọng nhiều hơn cho các vùng kinh tế trọng điểm, vùng biển đảo và vùng biên giới.
·         Đối với vùng kinh tế trọng điểm:
-  Nội dung kết hợp cần tập trung vào các vấn đề sau:
      + Một là, trong quy hoạch, kế hoạch xây dựng các thành phố, các khu công nghiệp cần lựa chọn qui mô trung bình, bố trí phân tán, trải đều trên diện rộng, không nên xây dựng tập trung thành những siêu đô thị lớn, để thuận lợi cho quản lí, giữ gìn an ninh chính trị trong thời bình và hạn chế hậu quả tiến công hoả lực của địch khi có chiến tranh.
      + Hai là, phải kết hợp chặt chẽ trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế với kết cấu hạ tầng của nền quốc phòng toàn dân. Gắn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế với các công trình phòng thủ, các thiết bị chiến trường, các công trình phòng thủ dân sự…
      + Ba là, trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế phải có sự gắn kết với qui hoạch xây dựng lực lượng quốc phòng – an ninh, các tổ chức chính trị, đoàn thể ngay trong các tổ chức kinh tế đó. Lựa chọn đối tác đầu tư, bố trí xen kẽ, tạo thế đan cài lợi ích giữa các nhà đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp, đặc khu kinh tế, khu chế xuất.
      + Bốn là, việc xây dựng, phát triển kinh tế ở các vùng kinh tế trọng điểm phải nhằm đáp ứng phục vụ nhu cầu dân sinh thời bình và cả cho việc chuẩn bị đáp ứng nhu cầu chi viện cho các chiến trường khi chiến tranh xảy ra. Kết hợp phát triển kinh tế tại chỗ với xây dựng căn cứ hậu phương của từng vùng kinh tế trọng điểm để sẵn sàng chủ động di dời, sơ tán đến nơi an toàn khi có tình huống chiến tranh xâm lược.
·         Đối với vùng núi biên giới:
- Nội dung kết hợp cần chú ý các điểm sau:
      + Phải quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh ở các vùng cửa khẩu, các vùng giáp biên giới với các nước.
      + Phải tổ chức tốt việc định canh, định cư tại chỗ và có chính sách phù hợp để động viên, điều chỉnh dân số từ các nơi khác đến vùng núi biên giới.
      + Tập trung xây dựng các xã trọng điểm về kinh tế và quốc phòng, an ninh. Trước hết cần tập trung xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, mở mới và nâng cấp các tuyến đường dọc, ngang, các tuyến đường vành đai kinh tế.
      + Thực hiện tốt chương trình xoá đói, giảm nghèo, chương trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã nghèo.
      + Đối với những nơi có địa thế quan trọng, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, cần kết hợp mọi nguồn lực, mọi lực lượng của cả Trung ương và địa phương để cùng giải quyết.
      + Đặc biệt với các địa bàn chiến lược trọng yếu dọc sát biên giới, cần có chính sách động viên và sử dụng lực lượng vũ trang, lực lượng quân đội làm nòng cốt xây dựng các khu kinh tế quốc phòng hoặc các khu quốc phòng – kinh tế, nhằm tạo thế và lực mới cho phát triển kinh tế, xã hội và tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh.
·         Đối với vùng biển đảo:
- Nội dung kết hợp cần tập trung vào các vấn đề sau:
      + Tập trung trước hết vào xây dựng, hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế và xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh bảo vệ biển, đảo trong tình hình mới, làm cơ sở cho việc thực hiện kết hợp kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh một cách cơ bản, toàn diện và lâu dài.
      + Xây dựng qui hoạch, kế hoạch từng bước đưa dân ra vùng ven biển và các tuyến đảo gần trước để có lực lượng xây dựng căn cứ hậu phương, bám trụ phát triển kinh tế và bảo vệ biển, đảo một cách vững chắc, lâu dài.
      + Nhà nước phải có cơ chế, chính sách thoả đáng động viên, khích lệ dân ra đảo bám trụ làm ăn lâu dài.
      + Phát triển các loại hình dịch vụ trên biển, đảo, tạo điều kiện cho dân bám trụ, sinh sống và làm ăn.
+ Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện mở rộng liên kết làm ăn kinh tế ở vùng biển, đảo thuộc chủ quyền nước ta với các nước phát triển
      + Chú trọng đầu tư phát triển chương trình đánh bắt xa bờ, thông qua đó xây dựng lực lượng dân quân biển, các hải đoàn tự vệ của ngành Hàng hải, cảnh sát biển, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời những hoạt động vi phạm chủ quyền biển, đảo của nước ta.
      + Xây dựng phương án đối phó với các tình huống có thể xảy ra ở vùng biển đảo nước ta. Đầu tư xây dựng lực lượng nòng cốt và thế trận phòng thủ trên biển đảo, trước hết là phát triển và hiện đại hoá lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam để đủ sức mạnh canh giữ, bảo vệ vùng biển đảo.
3. Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu.
·         Một là, kết hợp trong công nghiệp
- Nội dung kết hợp kinh tế xã hội với QP- AN và đối ngoại trong phát triển công nghiệp là:
+ Kết hợp ngay từ khâu quy hoạch bố trí các đơn vị kinh tế của nghành công nghiệp. Bố trí một cách hợp lí trên các vùng lãnh thổ, quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển, thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn.
+ Tập trung đầu tư một số nghành công nghiệp liên quan đến quốc phòng như: Cơ khí chế tạo, điện tử, công nghiệp, điện tử kĩ thuật cao, luyện kim, hoá chất, đóng tàu vừa đáp ứng nhu cầu trang bị cơ giới cho nền kinh tế, vừa có thể sản xuất ra một số sản phẩm kĩ thuật công nghiệp cao phục vụ QP- AN.
+ Phát triển công nghiệp quốc gia theo hướng mỗi nhà máy, xí nghiệp vừa có thể sản xuất hàng dân dụng, vừa có thể sản xuất hàng quân sự.
+ Các nhà máy công nghiệp quốc phòng trong thời bình, ngoài việc sản xuất ra hàng quân sự phải tham gia sản xuất hàng dân sự chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Theo hướng trên, từ nay đến năm 2020, Nhà nước cần tập trung xây dựng quốc phòng vào có thể tham gia nghiên cứu, sáng chế và sản xuất một số mặt hàng quân sự đáp ứng cho LLVT, trong đó tập trung vào một số nghành như cơ khí luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử, tin học, hoá dầu.
+ Mở rộng liên doanh, liên kết giữa nghành công nghiệp nước ta (bao gồm công nghiệp quốc phòng) với công nghiệp của các nước tiên tiến trên thế giới, ưu tiên những nghành, lĩnh vực có tính lưỡng dụng cao.
+ Thực hiện chuyển giao công nghệ hai chiều, từ công nghiệp quốc phòng vào công nghiệp dân dụng và ngược lại.
+ Phát triển hệ thống phòng không công nghiệp và phát triển lực lượng tự vệ để bảo vệ các nhà máy, xí nghiệp trong cả thời bình và thời chiến
+ Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp quốc gia phục vụ thời chiến; thực hiện dự trữ chiến lược các nguyên, nhiên, vật liệu quý hiếm cho sản xuất quân sự.

·         Hai là, kết hợp trong nông, lâm, ngư nghiệp
- Hiện nay nước ta vẫn còn hơn 70% dân số sống ở nông thôn và làm nghề nông, lâm ngư nghiệp. Phần lớn lực lượng, của cải huy động cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là từ khu vực này.
- Nội dung kết hợp cần chú trọng:
      + Kết hợp phải nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất, rừng, biển đảo và lực lượng lao động để phát triển đa dạng các ngành trong nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
      + Kết hợp trong nông, lâm, ngư nghiệp phải gắn vói việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội như xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ, đền ơn đáp nghĩa, nần cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Bảo đảm an ninh lương thực và an ninh nông thôn, góp phần tạo thế trận phòng thủ “thế trận lòng dân” vững chắc.
      + Phải kết hợp gắn việc động viên đưa dân ra lập nghiệp ở các đảo để xây dựng các làng xã, huyện đảo vững mạnh với chú trọng đầu tư xây dựng phát triển các hợp tác xã, các đôi tàu thuyền đánh cá xa bờ,…
      + Phải đẩy mạnh phát triển trồng rừng gắn với công tác định canh định cư, xây dựng các cơ sở chính trị vững chắc ở các vùng rừng núi biên giới, đặc biệt là ở Tây bắc, Tây nguyên và Tây nam bộ.
·         Ba là, kết hợp trong giao thông vận tải, bưu điện, y tế, khoa học – công nghệ, giáo dục và xây dựng cơ bản:
- Trong giao thông vận tải:
      + Phát triển hệ thống giao thông vận tải đồng bộ cả đường bộ, đường sắt, đường không, đường thuỷ, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá trong nước và mở rộng giao lưu với nước ngoài.
      + Trong xây dựng các mạng đường bộ, cần chú trọng mở rộng, nâng cấp các tuyến đường trục Bắc – Nam với tuyến đường trục dọc Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh.
            + Trong thiết kế, thi công các công trình giao thông vận tải, đặc biệt là các tuyến vận tải chiến lược, phải tính đến cả nhu cầu hoạt động thời bình và thời chiến, nhất là cho các phương tiện cơ động của lực lượng vũ trang có trọng tải và lưu lượng vận chuyển lớn, liên tục.
      + Ở vùng đồng bằng ven biển, đi đôi với phát triển hệ thống đường bộ, cần chú trọng cải tạo, phát triển đường sông, đường biển, xây dựng các cảng sông, cảng biển, bảo đảm đi lại, bốc dỡ thuận tiện.
      + Việc mở rộng nâng cấp sân bay phải chú ý cả sân bay ở tuyến sau, ở sâu trong nội địa, sân bay dã chiến và có kế hoạch sử dụng cả đường cao tốc làm đường băng cho máy bay khi cần thiết trong chiến tranh.
      + Xây dựng kế hoạch động viên giao thông vận tải cho thời chiến
- Trong bưu chính viễn thông:
      + Phải kết hợp chặt chẽ giữa ngành bưu điện quốc gia với ngành thông tin quân đội, công an để phát triển hệ thống thông tin quốc gia hiện đại, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn thông tin liên lạc phục vụ lãnh đạo chỉ huy, điều hành đất nước trong mọi tình huống, cả thời bình và thời chiến.
      + Có phương án thiết kế xây dựng và bảo vệ hệ thống thông tin liên lạc một cách vững chắc trong mọi tình huống
      + Các phương tiện thông tin liên lạc và điện tử cần phải được bảo đảm bí mật và có khả năng chống nhiễu cao, phòng chống chiến tranh thông tin điện tử của địch
      + Khi hợp tác với nước ngoài về xây dựng, mua sắm các thiết bị thông tin điện tử phải cảnh giác cao, lụa chọn đối tác, có phương án chống âm mưu phá hoại của địch
       + Xây dựng kế hoạch động viên thông tin liên lạc cho thời chiến
- Trong xây dựng cơ bản:
      + Khi xây dựng bất cứ công trình nào, ở đâu, qui mô nào cũng phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và có thể chuyển hoá phục vụ được cho cả quốc phòng, an ninh, cho phòng thủ tác chiến và phòng thủ dân sự
      + Khi xây dựng các thành phố đô thị, phải gắn các khu vực phòng thủ địa phương, phải xây dựng các công trình ngầm
      + Khi xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các nhà máy, xí nghiệp lớn, quan trọng đều phải tính đến khả năng bảo vệ và di dời khi cần thiết.
       + Đối với các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cần kết hợp trong nghiên cứu, sáng chế, chế tạo những vật liệu siêu bền, có khả năng chống xuyên, chống mặn, chống bức xạ, dễ vận chuyển phục vụ các công trình phòng thủ, công sự trận địa của lực lượng vũ trang và của khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố
      + Khi cấp phép đầu tư xây dựng cho các đối tác nước ngoài, phải có sự tham gia ý kiến của cơ quan quân sự có thẩm quyền.
- Trong khoa học và công nghệ, giáo dục:
      + Phải phối hợp chặt chẽ và toàn diện hoạt động giữa các ngành khoa học và công nghệ then chốt của cả nước với các ngành khoa học của quốc phòng, an ninh trong việc hoạch định chiến lược nghiên cứu phát triển và quản lí sử dụng phục vụ cho cả xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
      + Nghiên cứu ban hành chính sách các tổ chức cá nhân có đề tài khoa học, dự án công nghệ và sản xuất các sản phẩm có ý nghĩa vừa phục vụ cho nhu cầu CNH, HĐH đất nước vừa phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
      + Coi trọng, giáo dục và bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài của đất nước, đáp ứng cả sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế, xã hội, cả quốc phòng, an ninh cho các đối tượng, đặc biệt là trong các nhà trường  thuộc hệ thống giáo dục quốc gia.
- Trong lĩnh vực y tế:
      + Phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa ngành y tế dân sự với y tế quân sự trong nghiên cứu, ứng dụng, trong đào tạo nguồn nhân lực, trong khám chữa bệnh cho nhân dân, bộ đội và cho người nước ngoài
      + Xây dựng mô hình quân dân y kết hợp trên các địa bàn, đặc biệt là ở miền núi, biên giới, hải đảo
      + Xây dựng kế hoạch động viên y tế dân sự cho quân sự khi có chiến tranh xảy ra
      + Phát huy vai trò của y tế quân sự trong phòng chống, khám chữa bệnh cho nhân dân thời bình và thời chiến
·         Bốn là, kết hợp trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc:
+ Tổ chức biên chế và bố trí lực lượng vũ trang phải phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu phòng thủ đất nước.
+ Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất trong huấn luyện, chiến đấu và sãn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang.
+ Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của quân đội, công an cho phát triển kinh tế, xã hội. Xây dựng, phát triển các khu kinh tế quốc phòng, các khu kinh tế quốc phòng trên địa bàn miền núi biên giới, giúp nhân dân ổn định sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
+ Phát huy tốt vai trò tham mưu của các cơ quan quân sự, công an các cấp trong việc thẩm định, đánh giá các dự án đầu tư, nhất là các dự án có vốn nước ngoài.

·         Năm là, kết hợp trong hoạt động đối ngoại:
+ Mở rộng hoạt động đối ngoại phải quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giữ gìn bản sắc dân tộc, giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình.
+ Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, phải kết hợp từ khâu lựa chọn đối tác. Phải lựa chon được đối tác có ưu thế chế ngự cạnh tranh với các thế lực mạnh bên ngoài, làm hạn chế sự chống phá của các thế lực thù địch
+ Kết hợp trong việc phân bổ đầu tư vào ngành nào, địa bàn nào có lợi cho phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các quốc gia. Khắc phục tình trạng chỉ thấy lợi ích kinh tế trước mắt mà không tính đến lợi ích lâu dài và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
+ Kết hợp trong xây dựng và quản lí các khu chế xuất, các đặc khu kinh tế liên doanh, liên kết với đầu tư nước ngoài, bảo vệ chủ quyền an ninh đất nước, chú trọng xây dựng các đoàn hội, lực lượng tự vệ trên cơ sở Nhà nước có luật pháp qui định rõ ràng.
+ Phải chú trọng bồi dưỡng ý thức tự tôn dân tộc, tinh thần cảnh giác đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia cho cán bộ, nhân viên là người Việt Nam làm việc trong các cơ sở đối ngoại và kinh tế đối ngoại.

Câu 6: Phân tích các giải pháp phòng, chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ
I. Nhận thức chung về chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ
1. Chiến lược “Diễn biến hoà bình”
Khái niệm: “Diễn biến hoà bình” là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành.
Nội dung chính của chiến lược “DBHB” là:
+ Kẻ thù sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, đối ngoại, an ninh… để phá hoại, làm suy yếu từ bên trong các nước xã hội chủ nghĩa.               
+ Kích động các mâu thuẫn trong xã hội, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, tụ do tôn giáo, sắc tộc, khuyến khích tư nhân hoá về kinh tế và đa nguyên chính trị, làm mơ hồ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nhân dân lao động. Khích lệ lối sống tư sản và làm phai nhạt mục tiêu, lí tưởng xã hội chủ nghĩa ở một số bộ phận sinh viên.
+ Triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực đời sống xã hội, tạo nên sức ép, từng bước chuyển hoá và thay đổi đường lối chính trị, chế độ xã hội theo quĩ đạo chủ nghĩa tư bản.
- Đặc điểm của “DBHB”
+ Đánh bại CNXH bằng phương pháp phi vũ trang không cần chiến tranh
+ Chủ yếu sử dụng lực lượng gián tiếp thông qua con người, lực lượng của chính đối phương, sử dụng các công cụ ngoại giao, kinh tế, VH – tư tưởng để làm thay đổi chế độ chính trị, khi cần sử dụng sức mạnh quân sự răn đe.
+ Mang tính toàn cầu, được triển khai trên quy mô lớn và rộng khắp, tiến hành “gặm nhấm” không vội vã, có trọng tâm, trọng điểm.
2. Bạo loạn lật đổ
- Khái niệm:  Là hành động chống phá bằng bạo lực do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay trung ương
- Về hình thức gồm:
+ Bạo loạn chính trị
+ Bạo loạn vũ trang
+ Bạo loạn chính trị kết hợp vũ trang
- Trên thực tiễn, bạo loạn lật đổ là một thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động gắn liền với chiến lược “DBHB” để xoá bỏ chủ nghĩa xã hội. Khi tiến hành bạo loạn lật đổ, các thế lực thù địch thường kích động những phần tử qua khích làm mất trật tự an toàn xã hội ở một số khu vực và trong thời gian nhất định (thường diễn ra trong không gian hẹp và thời gian ngắn) tiến tới lật đổ chính quyền ở địa phương hoặc Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Qui mô có thể diễn ra ở nhiều mức độ từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn. Phạm vi địa bàn xảy ra có thể ở nhiều nơi, nhiều vùng của đất nước, trọng điểm là những vùng trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của trung ương và địa phương, nơi nhạy cảm về chính trị hoặc ở các khu vực, địa bàn mà cơ sở chính trị của địa phương yếu kém
3. Chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam
a) Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “DBHB” đối với Việt Nam
- Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một trọng điểm trong chiến lược “DBHB” chống chủ nghĩa xã hội.
- Mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong sử dụng chiến lược “DBHB” đối với cách mạng Việt Nam là thực hiện âm mưu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lái nước ta theo con đường chủ nghĩa tư bản và lệ thuộc vào chúng…Để đạt được mục tiêu đó, các thế lực thù địch không từ bỏ bất kỳ thủ đoạn chống phá nào như sử dụng bạo lực phi vũ trang, bạo lực vũ trang, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội … Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta hiện nay là toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tinh vi, thâm độc và nhiều thủ đoạn tinh vi khó nhận biết cụ thể:
+ Thủ đoạn về kinh tế: Chúng muốn chuyển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dần theo quĩ đạo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, khích lệ thành phần kinh tế tư nhân phát triển, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước.
+ Thủ đoạn về chính trị: Các thế lực thù địch kích động đòi thực hiện chế độ “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, “tự do hoá” mọi mặt đời sống xã hội, từng bước phá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chúng tập hợp, nuôi dưỡng các tổ chức, phần tử phản động trong nước và ngoài nước, lợi dụng các vấn đề “dân chủ’, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng.
+ Thủ đoạn về tư tưởng văn hoá: Chúng thực hiện nhiều hoạt động nhằm xoá bỏ chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Phá vỡ nền tảng tư tưởng cuả Đảng cộng sản Việt Nam, ra sức truyền bá tư tưởng tư sản vào các tầng lớp nhân dân. Lợi dụng xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, du nhập những sản phẩm văn hoá đồi trụy, lối sống phương Tây, để kích động lối sống tư bản trong thanh niên, từng bước làm phai mờ bản sắc văn hoá và giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam.
+ Thủ đoạn trong lĩnh vực dân tộc – tôn giáo: Chúng lợi dụng những khó khăn ở những vùng đồng bào dân tộc ít người, những tồn tại do lịch sử để lại, trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào còn thấp và những khuyết điểm trong thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo cuả một bộ phận cán bộ để kích động tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc. Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để truyền đạo trái phép nhằm thực hiện âm mưu tôn giáo hoá dân tộc, từng bước gây mất ổn định xã hội và làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
+ Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh: Các thế lực thù địch lợi dụng xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, thực hiện xâm nhập, tăng cường hoạt động tình báo thu thập bí mật quốc gia. Chúng kích động đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối với lực lượng vũ trang.
+ Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại: Các thế lực thù địch lợi dụng chủ trương Việt Nam mở rộng hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới để tuyên truyền và hướng Việt Nam theo quĩ đạo của chủ nghĩa tư bản. Hạn chế sự mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam đối với các nước trên thế giới, tìm cách ngăn cản những dự án đầu tư quốc tế vào Việt Nam. Đặc biệt chúng rất coi trọng việc chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với Lào, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa, hạ thấp uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
b) Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam
- Chúng chú trọng nuôi dưỡng các tổ chức phản động sống lưu vong ở nước ngoài và kết hợp với các phần tử cực đoan, bất mãn trong nước gây rối, làm mất ổn định xã hội ở một số vùng nhạy cảm như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ của Việt Nam.
- Thủ đoạn cơ bản mà chúng đã sử dụng để tiến hành bạo loạn lật đổ chính quyền ở một số địa phương nước ta là: kích động sự bất hòa của quần chúng, dụ dỗ và cưỡng ép nhân dân biểu tình làm chỗ dựa cho lực lượng phản động trà trộn hoạt động đập phá trụ sở rồi uy hiếp, khống chế cơ quan quyền lực ở địa phương.
- Yêu cầu đặt ra là phải nâng cao cảnh giác cách mạng, kịp thời phát hiện âm mưu bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, dự báo đúng thủ đoạn, qui mô, địa điểm và thời gian. Nắm vững nguyên tắc sử lí trong đấu tranh chống bạo loạn lật đổ là: nhanh gọn, kiên quyết, linh động, đúng đối tượng, sử dụng lực lượng và phương thức đấu tranh phù hợp, không để lan rộng, kéo dài.
II. Các giải pháp phòng, chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ
Ø  Một là, tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, gắn công tác xây dựng Đảng với bảo vệ Đảng; chăm lo củng cố các tổ chức cơ sở Đảng.
- Vì âm mưu chống phá Đảng hiện nay vô cùng phức tạp, mục tiêu của chúng là muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với HTCT và toàn XH.
- Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trở thành nội dung quan trọng vì Đảng mạnh mới có thể chống lại các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
- Giữ vững bên trong, làm thất bại mọi tác động chuyển hóa từ bên ngoài; giữ vững bên trong là chính, làm thất bại chuyển hóa từ bên ngoài là quan trọng.
- Xây dựng và hoàn thiện NN pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân trong sạch, vững mạnh.
Ø  Hai là, xây dựng và củng cố toàn diện, vững chắc trận địa tư tưởng, cảnh giác đấu tranh với âm mưu “DBHB” của địch, chấn hưng và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, chống văn hóa phẩm phản động, đồi trụy.
- Giá trị của CN Mác – Lênin lan tỏa trong nhân dân, thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến quần chúng.
- Kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy xây dựng vững mạnh là chính, tích cực chủ động phòng, chống là quan trọng. Chủ động ngăn chặn, phòng ngừa với chủ động tiến công làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “DBHB” của CNĐQ và các thế lực thù địch.
Ø  Ba là, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, XH, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ XHCN.
Ø  Bốn là, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, quyền tự do tín ngưỡng, mở rộng dân chủ XHCN gắn với xây dựng NN pháp quyền XHCN.
- Vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền là những vấn đề nhạy cảm, các thế lực thù địch lợi dụng các điều này để chống phá Đảng và NN ta.
- Về dân tộc: thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, thương yêu trong cộng đồng 54 dân tộc anh em; cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người dân tộc.
- Về tôn giáo: tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, đoàn kết tôn giáo
- Về dân chủ, nhân quyền: thực hiện tốt quy chế dân chủ, quyền con người.  Xây dựng kế hoạch củng cố, xây dựng lực lượng chính trị nòng cốt trong các giới, đặc biệt trong đồng bào có đạo, các dân tộc, công nhân, sinh viên, học sinh.
Ø  Năm là, có chiến lược giải quyết các vấn đề XH, nhất là an sinh XH, triệt tiêu nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển những nhân tố gây mất ổn định và giải quyết những điểm gây cấn về an ninh, trật tự.
Ø  Sáu là, chăm lo xây dựng LLVT cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
- LLVT là lực lượng nòng cốt trong giữ vững an ninh, hòa bình nhân dân
- Phòng, chống “DBHB”, bạo loạn lật đổ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn XH là yêu cầu cơ bản, nhiệm vụ cấp bách của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQ trong tình hình hiện nay.
- Xây dựng LLVT địa phương vững mạnh, rộng khắp, chất lượng, khả năng xử lý tình huống nhạy bén, sức chiến đấu cao.
Ø  Bảy là, chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án đối phó với các khả năng, tình huống “DBHB”, bạo loạn lật đổ
- Dự báo đúng tình hình về các yếu tố đe dọa an ninh quốc gia để chủ động, kịp thời xử lý đúng pháp luật và có hiệu quả mọi tình huống xảy ra.
- Kiên định các nguyên tắc chiến lược, đi đôi với vận dụng linh hoạt sách lược, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước, dư luận quốc tế, phân háo, cô lập các phần tử ngoan cố, cá thế lực chống phá CM.
- Đề cao cảnh giác, mài sắc ý chí chiến đấu, nhạy bén trong việc đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội và công an của các thế lực thù địch.
- Tiếp tục chấn chỉnh, thiết lập kỷ cương, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của NN trên lĩnh vực thông tin, báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của NN.
- Xử lý nghiêm những người sai phạm, thay thế những cán bộ quản lý không đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét