Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

Đề cương thảo luận Nhà nước pháp luật Trung cấp chính trị 71 lần 1

Thao luan NN&PL Phần I

Câu 1:
Trình bày Vị Trí, chức năng các bộ phận cấu thành và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị và hệ thống chính trị ở cơ sở của nước ta hiện nay.
Giải quyết vấn đề:
* Khái niệm về hệ thống Chính trị:
- Theo nghĩa rộng: Hệ thống chính trị (HTCT) là kn dùng để chỉ toàn bộ lực lượng CT tronh Xã hội; các mối quan hệ giữa các lực lượng CT, các quan điểm chuẩn mực CT trong xã hội.
- Theo nghĩa hẹp: HTCT là hệ thống các cơ quan, tổ chức thực hiện quyền lực CT trong xã hội.
+ HTCT ra đời khi xã hội phân chia thành các giai cấp khác nhau (khi xuất hiện nhà nước). HTCT bao giờ củng mang bản chất của giai cấp cầm quyền.
I. Vị Trí, chức năng các bộ phận cấu thành HTCT:
Gồm:
-         Đảng CSVN
-         Nhà Nước CHXHCN-VN
-         Các tổ chức chính trị xã hội
1.      Đảng CSVN
-         Là hạt nhân của hệ thống chính trị.
+ Đảng lãnh đạo toàn thể HTCT nước ta.
+ Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đễ lãnh đạo.
2.      Nhà nước:
-         Nhà nước là trọng tâm của HTCT
-         Nhà nước có chức năng quản lý xã hội.
-          Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong HTCT thể hiện ở những nội dung sau:
+ Nắm chính quyền
+ Thông qua NN Đảng lãnh đạo
+ Nắm quyển sở hữu TLSX.
+ Ban hành pháp luật.
+ Thông qua NN nhân dân thực hiện quyền làm chủ, đầy đủ, triệt để hơn.
3.      Các tổ chức chính trị:
-          Là tổ chức cơ sở của HTCT, là cầu nối giữa Đảng, NN và Nhân dân.
-          Có chức năng tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, phát huy quyền làm chủ của ND, thu tập ý kiến, tâm tư nguyện vọng của ND, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cùa ND.
II. Hệ Thống Chính Trị Ở Cơ Sở Nước Ta:
1.      Cơ cấu của HTCT cấp cơ sở Nước ta:
-         Cấp cơ sở là cấp xã
-         Đảng bộ Phường, Xã, Thị trấn
-         Chính quyền; Phường, Xã, Thị trấn (HĐND-UBND)
-         Các tổ chức chính trị
·         HTCT cấp cơ sở là một bộ phận không thể tách rời của HTCT Nước ta.
·         Là bộ phận gần dân nhất, để chuyền tải chủ trương, chính sách của đảng PL của nhà nước.
·         Là bộ phận trực tiếp khích lệ, huy động sức mạnh của nhân dân.
Câu 2:
Phân tích khái niệm, đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN Việt nam và những phương hướng xây dựng, hoàn thiện nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Đề xuất giải pháp góp phần thực hiện quyền lực của nhân dân.
Giải Quyết Vấn Đề:
1.      Khái niệm: Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu NN gắn với một G/C mà là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước , bảo đảm tổ chức hoạt động của NN tuân theo quy định của PL, quản lý xã hội theo PL, bảo đảm chủ quyền và quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
Nhà nước pháp quyền XHCN-VN là NN-XHCN.
2.      Đặc trưng của nhà nước pháp quyền Việt nam
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp.
-  Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và Luật trong đời sống xã hội.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người.đảm bảo trách nhiệm giữa NN và công dân, thực hành dân chủ gắn với tăng cường kỷ cương kỷ luật.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời đảm bảo sự giám sát của nhân dân thông qua MTTQ và các thành viên của MTTQ Việt nam.
- Nhà nước pháp quyền XHCNVN là nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và phát triểc, các dân tộc trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, đồng thời tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước, hiệp ước Qt đã tham gia ký kết, phê chuẩn.
3. Phương hướng xây dựng, hoàn thiện nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay
-      Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
-      Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật.
-      Đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
-      Đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
-      Đẩy mạnh cải cách tư pháp theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
-      Đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
-      Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước
- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
4. Giải pháp góp phần thực hiện quyền lực của nhân dân.
- Hoạt động của MTTQVN và các tổ chức thành viên cần phát huy tốt hơn nũa vai trò giám sát, thông qua đó thể hiện kiệp thời những phản biện, tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Từ đó có thể thực hiện đầy đủ hơn, triệt để hơn quyền làm chủ của nhân dân.
Câu 3:
Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước ta theo Hiến pháp 1992, đã sửa đổi năm 2001 (trong đó dùng -> chỉ mối quan hệ hình thành, dùng ---> chỉ quan hệ lãnh đạo, kiểm tra, giám sát) và chỉ rõ mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước đó.
Câu 4:
So sánh (giống và khác nhau) về vị trí pháp lý và chức năng giữa Quốc hội và Hội đồng nhân dân, giữa Chính phủ và Uỷ ban nhân dân.

Quốc hội
Hội đồng nhân dân
Giống
-         Điều do cử tri bầu va chịu trách nhiệm trước nhân dân
-         Lam việc theo chế độ tập thể và biểu quyết theo đa số,- Diều có chức năng quyết định và giám sát.



Khác
Quốc hội
- là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nước. là cơ quan đại biểu đại cho ý chí nguyện vọng của nhân dân cả nước
- Do cử tri cả nước bầu và chịu trách nhiệm với ND cả nước           - Có chức năng lập hiến, lập pháp   - Quyết định tối cao, giám sát tối cao.
Hội đồng nhân dân
 là cơ quan quyền lực nhà nước  nhất nước địa phương. là cơ quan đại biểu đại cho ý chí nguyện vọng của nhân dan địa phương
-Do cử tri địa phương bầu và chịu trách nhiệm với Nd9iad9ia5 phương.
- Ban hành nghị quyết.
- Quyết định , giám sát các vấn đề tại địa phương
Chính phủ
Uỷ ban nhân dân
Giống
- Là cơ quan hành chính nhà nước,Là cơ quan chấp hành của cơ quan nhà nước cùng cấp.
- Quản lý hành chính NN trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.- Làm - .-- Làm việc theo chế độ tập the và đề cao trách nhiệm người đứng đầu.  - Diều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật


Khác
Chính phủ
-      Là cơ quan hành chính NN cao nhất, là cơ quan chấp hành của Quốc hội
-  Quản lý HC trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi cả nước.
-  Thủ tướng chính phủ do quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm              -  Ban hành nghị quyết
Uỷ ban nhân dân                       - Là cơ quan chấp hành của HĐND địa phương, Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
-  Thực hiện chức năng quản lý NN trên tất cả các lĩnh vực trong phạm vi địa phương
- Chủ tịch UBND do HĐND bầu, miễn nhiệm bãi nhiệm.                     - Ban hành nghị quyết, chỉ thị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét