Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Thảo luận Triết học Phần II - 03/6/2014

Các bạn chuẩn bị đề cương, ngày 03/6/2014 thảo luận 2
PHẦN II:
1.     Phân tích quan điểm của Triết học Mác – Lênin về bản chất của nhận thức?
2.     Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này?
3.     Phương thức sản xuất là gì? Phân tích vai trò của phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này?
4.     Trình bày nội dung và ý nghĩa của quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Liên hệ sự vận dụng quy luật này trên đất nước ta?
5.     Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này?

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Bài 3: Phép duy vật biện chứng (cô Hà chép file cho lớp)


https://docs.google.com/file/d/0B0EHlKjvcC60ai1aZEFZZElmMTg/edit

TRƯỜNG CÁN BỘ TP. HỒ CHÍ MINH 
KHOA LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN
 

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
(Phần hai nguyên lý và ba qui luật cơ bản)
                                                              

  - Người soạn: Ths. Lê Thị Hồng Hà
                                                 - Đối tượng: Học viên lớp Trung cấp lý luận CT -HC
  - Số tiết: 10 tiết
 
A.   MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Về lý luận: Giúp người học hiểu được những nội dung sau:
- Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.
- Nội dung của 3 qui luật cơ bản của Phép BCDV: Qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại; qui luật phủ định của phủ định.
Về thực tiễn:
Giúp học viên có thể vận dụng được những phương pháp biện chứng được rút ra từ những lý luận đã nghiên cứu vào hoạt động nhận thức và thực tiễn, cụ thể như:
- Trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn phải quán triệt quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển.
- Hiểu và vận dụng các phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu các qui luật và các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.

B. KẾT CẤU NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I. HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
2. Nguyên lý về sự phát triển
           II. NHỮNG QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1.     Qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (Qui luật mâu thuẫn)
2.     Qui luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại (Qui luật lượng – chất)
3.     Qui luật phủ định của phủ định (Qui luật phủ định)

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY
Phương pháp:
 Giảng viên sử dụng phương pháp thuyết trình phối hợp cùng phương pháp hỏi – đáp, đối thoại.
Phương tiện:
Phấn viết (bút lông), bảng đen (bảng trắng), máy chiếu.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình trung cấp lý luận chính trị – Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin (phần triết học Mác – Lênin), Nxb. Chính trị Hành chánh, Hà Nội, 2010.
- Văn kiện các kỳ Đại hội của Đảng.

E. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
- Bước 1: Ổn định lớp + điểm danh
- Bước 2: Kiểm tra bài cũ
- Bước 3: Giảng bài mới
- Bước 4: Củng cố bài
- Bước 5: Hướng dẫn câu hỏi thảo luận





ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT


I. HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
a. Khái niệm liên hệ
Liên hệ là sự  phụ thuộc, chi phối, ảnh hưởng,  tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố trong mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là ở tính thống nhất vật chất của thế giới.
b. Tính chất của các mối liên hệ
-  Tính khách quan:
Liên hệ là vốn có của các sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
 - Tính phổ biến:
Liên hệ diễn ra đối với mọi sự vật, hiện tượng. Trong thế giới không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Ngay cả các bộ phận, yếu tố của sự vật, hiện tượng cũng có mối liên hệ với nhau.
- Tính đa dạng phong phú :
Sự vật hiện tượng trong thế giới vô cùng đa dạng, phong phú. Sự vật, hiện tượng khác nhau có mối liên hệ khác nhau. Ở những không gian thời gian khác nhau thì vai trò của các mối liên hệ cũng khác nhau.
+ Tính cụ thể:
Các mối liên hệ bao giờ cũng diễn ra trong một không gian, thời gian nhất định, không có mối liên hệ chung chung, trừu tượng.
c. Vai trò của các mối liên hệ
Các mối liên hệ có vai trò khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Trong đó các mối liên hệ bên trong, chủ yếu, cơ bản… giữ vai trò quyết định sự vận động, phát triển; mối liên hệ bên ngoài, thứ yếu, không cơ bản… ảnh hưởng đến sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng.

d. Ý nghĩa phương pháp luận
Là cơ sở lý luận để xây dựng quan điểm toàn diệnlịch sử cụ thể.
- Để nhận thức đúng đắn bản chất sự vật, hiện tượng, phải đặt sự vật hiện tượng trong các mối liên hệ, phải xem xét các mặt, các mối liên hệ của nó. Tránh quan điểm phiến diện.
- Đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng mối liên hệ đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Tránh quan điểm cào bằng, “chủ nghĩa bình quân”.
- Phải đặt sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ trong một không gian, thời gian xác định để xem xét.
- Trong hoạt động thực tiễn, phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện, lực lượng khác nhau để tác động làm biến đổi các mối liên hệ nhằm  thay đổi sự vật.

2. Nguyên lý về sự phát triển
a. Khái niệm phát triển
Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

b. Nguồn gốc, cách thức và con đường của sự phát triển
- Phép BCDV khẳng định, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng, là sự đấu tranh của các mặt đối lập nhằm giải quyết mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Phát triển, theo quan điểm duy vật biện chứng, là quá trình tự thân của mọi sự vật và hiện tượng.
       - Cách thức của sự phát triển: Sự phát triển bao giờ cũng bắt đầu từ những thay đổi về lượng, đưa đến sự thay đổi chất và ngược lại.
- Sự phát triển diễn ra không theo đường thẳng, mà quanh co, phức tạp, trải qua vô số lần phủ định, theo hình xoắn ốc đi lên. Lênin viết: “… sự phát triển có thể nói là theo con đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng”[1].

c. Ý nghĩa phương pháp luận
Là cơ sở lý luận để xây dựng quan điểm phát triển. Quan điểm phát triển có một số yêu cầu cơ bản sau đây:
- Trong nhận thức nói chung, khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, phát triển, không chỉ thấy sự vật như là cái đang có, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng đó  trong tương lai.
- Trong nhận thức nói chung phải thấy rằng khuynh hướng tất yếu phổ biến của sự vận động phát triển là cái mới tất yếu thay thế cái cũ, cái mới sẽ chiến thắng cái cũ lạc hậu. Phải phát hiện, ủng hộ cái mới, và tạo điều kiện cho nó phát triển.

II. BA QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1.  Qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (qui luật mâu thuẫn)
a. Vai trò, vị trí của qui luật: Qui luật này có vai trò là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển của thế giới.
b. Nội dung qui luật
- Một số khái niệm cơ bản của qui luật:
+  Mặt đối lập: là phạm trù chỉ những mặt, yếu tố, đặc điểm, thuộc tính có khuynh hướng vận động ngược chiều nhau trong bản thân của sự vật, hiện tượng.
+ Mâu thuẫn biện chứng:
Là mâu thuẫn được tạo thành từ hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
+ Thống nhất của các mặt đối lập: là sự nương tựa vào nhau, qui định lẫn nhau, mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình.
+ Đấu tranh của các mặt đối lập:
Là sự tác động, chuyển hóa theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
+ Chuyển hoá các mặt đối lập, được thể hiện ở các dạng sau :
·                     Là sự tác động làm thay đổi các yếu tố, các bộ phận của mỗi mặt đối lập, làm cho các mặt đối lập chuyển lên một trình độ cao hơn ;
·                     Làm cho các mặt đối lập bị phủ định, hình thành các mặt đối lập mới.
* Phân loại mâu thuẫn:
+ Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
+ Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:
+ Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu :
+ Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng…
* Tóm tắt nội dung qui luật:
+  Phép BCDV chỉ ra rằng, bất kỳ sự vật nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập. Chính sự thống nhất của các mặt đối lập qui định  sự  tồn tại của sự vật, hiện tượng.
+ Tuy nhiên, sự thống nhất các mặt đối lập chỉ là tạm thời, vì các mặt đối lập có khuynh hướng vận động ngược chiều nhau, nên tất yếu sẽ  đưa đến sự đấu tranh.
+ Sự đấu tranh của các mặt đối lập diễn ra từ thấp đến cao. Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết, làm cho sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Ở sự vật mới lại nảy sinh mâu thuẫn mới, quá trình đấu tranh của các mặt đối lập tiếp tục diễn ra... Chính sự đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực bên trong của quá trình vận động, phát triển của sự vật.
c. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Vì mâu thuẫn là khách quan, vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Do đó, muốn nhận thức đúng bản chất của sự vật phải tìm, phát hiện mâu thuẫn,  không được che giấu mâu thuẫn.
- Phải phân tích mâu thuẫn, đánh giá đúng vai trò, vị trí của các mâu thuẫn.
- Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn là các mặt đối lập phải đấu tranh, chuyển hóa cho nhau.
- Một sự vật có thể có nhiều mâu thuẫn, và vai trò của các mâu thuẫn cũng khác nhau. Do đó, mâu thuẫn khác nhau sẽ có cách giải quyết khác nhau, thậm chí, một mâu thuẫn trong các giai đoạn khác nhau thì cách giải quyết cũng khác nhau.

2. Qui luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại
a. Vai trò của qui luật:
Chỉ ra cách thức của sự vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng.
b. Nội dung qui luật
* Các khái niệm:
- Chất: là phạm trù chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì và phân biệt nó với SVHT khác.
- Lượng: là phạm trù triết học chỉ tính qui định vốn có của sự vật biểu thị số lượng, qui mô, trình độ, nhịp độ của sự  vận động, phát triển của sự vật.
- Độ là giới hạn tồn tại của sự vật mà ở đó lượng thay đổi nhưng chưa làm thay đổi chất.
- Điểm nút: Là điểm mà ở đó diễn ra sự thay đổi về chất của sự vật.
-  Bước nhảy: Là giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.
* Các hình thức bước nhảy :
- Xét về thời gian (nhịp độ), bước nhảy được chia thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần :
- Xét về qui mô có thể phân chia thành : bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ:
- Tóm tắt nội dung qui luật :
      + Sự vật, hiện tượng là thể thống nhất giữa chất và lượng. Trong giới hạn của « độ », lượng thường xuyên biến đổi nhưng nhưng chưa làm thay đổi chất.                 
      + Sự thay đổi dần về lượng đến khi vượt qua giới hạn « độ », đến « điểm nút », sự vật sẽ thực hiện bước nhảy và diễn ra sự thay đổi căn bản về chất, chất cũ mất đi, chất mới ra đời.
      + Sự thay đổi về chất sẽ tạo ra môi trường mới, điều kiện mới cho lượng tiếp tục thay đổi…
Như vậy, sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại tạo thành chuỗi chuyển hóa đi lên của sự vật, nói lên cách thức phát triển của thế giới.
c. Ý nghĩa phương pháp luận:
Trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn cần dựa trên nguyên tắc:
- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người cần phải chú ý tích lũy về lượng để làm thay đổi về chất. Tránh tư tưởng nóng vội, đốt cháy giai đoạn.(Chủ nghĩa tả khuynh)
- Khi tích luỹ đủ về lượng, cần phải có quyết tâm để thực hiện bước nhảy nhằm thay đổi chất kịp thời. Tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ.(chủ nghĩa hũu khuynh)
3. Qui luật phủ định của phủ định
a. Vai trò của qui luật: Chỉ ra con đường (khuynh hướng) của sự phát triển của thế giới.
b. Nội dung của qui luật :
* Một số khái niệm:
- Phủ định : là sự  thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác trong quá trình vận động, phát triển.
- Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển dẫn tới sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn so với cái bị phủ định.
* Tóm tắt nội dung qui luật:
- Sự phát triển là quá trình phủ định nối tiếp nhau, thông qua những  vòng khâu (chu kì) nhất định.
- Mỗi chu kì  thường có hai lần phủ định căn bản:
+ Phủ định lần thứ nhất tạo ra cái đối lập với cái ban đầu.
+ Phủ định lần thứ hai (gọi là phủ định cái phủ định) : về hình thức dường như quay lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn, hoàn thiện hơn, thể hiện rõ bước phát triển mới của sự vật. Vì vậy, lần phủ định này được xem là lần phủ định cao hơn
- Phủ định của phủ định là sự kế thừa những nhân tố tích cực của cái cũ nên đưa đến cái mới ra đời toàn diện, phong phú, tiến bộ hơn so với cái ban đầu.
- Phủ định của phủ định là sự kết thúc của một chu kì đồng thời lại là điểm xuất phát cho một chu kỳ mới.
- Con đường phát triển không theo đường thẳng mà quanh co, phức tạp theo đường xoáy ốc.
c. Ý nghĩa phương pháp luận :
- Thực hiện nguyên tắc kế thừa sáng tạo. giữ lấy những gì là tích cực, có giá trị của cái cũ, cải biến nó cho phù hợp với điều kiện mới. Chống khuynh hướng sự kế thừa mù quáng, tức là kế thừa không có phê phán, chọn lọc hoặc phủ định sạch trơn.
- Trong nhận thức phải thấy rõ tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như là một hiện tượng phổ biến. Phải lạc quan, tin tưởng vào sự tất thắng của cái mới.

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Thảo luận 1 - Triết học Mác Lênin - ngày 22-5-2014

Thứ 5, ngày 22/5/2014 sẽ thảo luận lần 1 môn triết học, các bạn chuẩn bị Đề cương để thảo luận 
PHẦN  I:
1. Triết học là gì? Nguồn gốc ra đời của triết học? Phân tích vấn đề cơ bản của triết học?
2. Phân tích  nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin?
3. Ý thức là gì? Phân tích nguồn gốc, bản chất của ý thức?
4. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này?
5. Phân tích nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến?
6. Phân tích nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập?

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Câu hỏi thảo luận môn Triết học Mác Lênin Tháng 5-2014



KHOA LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN
TỔ BỘ MÔN TRIẾT HỌC

CÂU HỎI THẢO LUẬN
PHẦN  I:
1.     Triết học là gì? Nguồn gốc ra đời của triết học? Phân tích vấn đề cơ bản của triết học?
2.     Phân tích  nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin?
3.     Ý thức là gì? Phân tích nguồn gốc, bản chất của ý thức?
4.     Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này?
5.     Phân tích nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến?
6.     Phân tích nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập?

PHẦN II:
1.     Phân tích quan điểm của Triết học Mác – Lênin về bản chất của nhận thức?
2.     Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này?
3.     Phương thức sản xuất là gì? Phân tích vai trò của phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này?
4.     Trình bày nội dung và ý nghĩa của quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Liên hệ sự vận dụng quy luật này trên đất nước ta?
5.     Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này?

PHẦN III:
1.     Phân tích nội dung và ý nghĩa định nghĩa giai cấp của V.I.Lênin?
2.     Đấu tranh giai cấp là gì? Nguyên nhân của đấu tranh giai cấp? Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triến của xã hội có giai cấp ? Liên hệ cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay ?
3.     Cách mạng xã hội là gì ? Nguyên nhân của cách mạng xã hội ? Phân tích điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của cách mạng xã hội? Tại sao nói vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội ?
4.     Phân tích vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử ? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này?
5.     Ý thức xã hội là gì ? Nguồn gốc, kết cấu, tính chất của ý thức xã hội ?
6.     Phân tích tính độc lập tương đối của ý thức xã hội ? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này ?    

https://drive.google.com/file/d/0B0EHlKjvcC60aUtFTUt2Q1FQeW8/edit?usp=sharing