Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Câu hỏi thảo luận môn nhà nước pháp luật lần II - Lớp trung cấp chính trị

Đề cương Thảo Luận Nhà nước pháp luật Phần II

Câu 1: Phân tích bản chất, chức năng, vai trò của pháp luật XHCN Việt Nam.
            Pháp luật XHCN là hệ thống những quy tắc xử sự chung do Nhà nước XHCN ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đại đa số nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và được đảm bảo thực hiện bằng bộ máy nhà nước và phương thức tác động của Nhà nước, trên cơ sở giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế của nhà nước nhằm xây dựng chế độ XHCN.
* Bản chất của PL XHCN Việt Nam được thể hiện đúng với tinh thần của Nhà nước XHCN đó là:
a.Tính giai cấp: Do NN XHCN Việt Nam ban hành nhằm thể chế hóa đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam.
Tính giai cấp của PL XHCN nói chung và tính GC của PL XHCN Việt nam nói riêng không đồng nhất với tính g/c của PL nước khác vì nó không thể hiện ý chí của g/c thống trị mà là thể hiện ý chí của g/c công nhân và nhân dân lao động. Vì Nhà nước XHCN Việt Nam là Nhà Nước của g/c công nhân và nhân dân lao động
b. Tính nhân dân: Nhà nước XHCN Việt Nam là NN của dân, do dân, vì dân. Do vậy PL của XHCN-VN luôn hướng tới thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Vd; công dân có quyền tự do mua bán, kinh doanh sản xuất làm giàu chính đáng theo quy định của pháp luật.
c. Tính nhân đạo: PL XHCN Việt Nam thể hiện tính nhân đạo cao mà không có hệ thống PL của các nước Tư Bản nào có như: Cững chế song song với thiết phục (bồi thường đất đai), Nghiêm khắc song song với khoan hồng (đặt xá).
* Chức năng của Pháp luật XHCN Việt Nam : Pháp luật XHCN Việt Nam có 3 chức năng :
            - Thứ nhất, chức năng điều chỉnh : Pháp luật XHCN-VN điều chỉnh các quan hệ xã hội và hướng dẫn hành vi con người trong quan hệ xã hội như: cho phép, cấm đoán, bắt buộc.
           - Thứ hai, chức năng bảo vệ : Pháp luật XHCN-VN bảo vệ các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh, tránh cho chúng bị xâm hại. Ví dụ : Luật Giao thông đường bộ cấm vượt đèn đỏ. Nếu vi phạm thì sẽ bị phạt.
           - Thứ ba, chức năng giáo dục : Pháp luật tác động đến ý thức con người giúp họ tôn trọng, thực hiện đúng pháp luật. Pháp luật giáo dục người vi phạm pháp luật và giáo dục người khác.
*Vai trò của PL XHCN-VN: có 05 vai trò chính
- Pháp luật với kinh tế: Trong một đất nước muốn lớn mạnh, phát triển thì việc đầu tiên là nền kinh tế nước đó phải phát triển. Vì cơ sở hạ tần quyết định kiến trúc thượng tần mà kinh tế là yếu tố quan trọng bao trùm hết cơ sở hã tần. Một nền kinh tế không ổn định thì chế độ chính trị của cuốc gia đó sẽ không ổn định.
Pháp luật tác động đến kinh tế một là PL sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại cũng sẻ kiềm hảm sự phát triển của kinh tế. VD: trứơc thời kỳ đổi mới PL cấm sản xuất kinh doanh, mua bán cá thể, tư nhân. Và sau thời kỳ đổi mới.
-Pháp luật đối với Nhà Nước: Nhà nước ban hành PL là công cụ quản lý xã hội, PL là cơ sở pháp lý cho tổ chức hoạt động Nhà nước, cơ sở pháp lý cho quản lý Nhà nước.  Do đó, khi thực hiện các chức năng của mình, Nhà nước không thể không sử dụng phương tiện pháp luật.
-Pháp Luật và chính trị: Chính Trị định hướng cho pháp luật: VD Văn kiện ĐHĐ định hướng cho pháp luật qua đó pháp luật thể chế hóa đường lối chính trị.
- Pháp luật và đạo đức: Đạo lức là nền tảng vững chắt để xây dựng pháp luật qua đó pháp luật cũng để bảo vệ giá trị đọa đức.
-Pháp luật và xã hôi: Pháp luật là công cụ bảo đảm trật tự xã hội đồng thời xã hội sẽ kiểm chứng tính nghiêm minh và công bằng của pháp luật.
Câu 2: Lấy ví dụ về văn bản quy phạp pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật từ đó phân biệt hai loại văn bản trên:
- KN; Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục và hình thức nhất định, chứa đựng quy tắc sử sự chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội: thực hiện nhiều lần trong đời sống thực tế và được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế nhà nước.
VD: Luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật hành chính ....
-Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật: là văn bản do cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để áp dụng một lần cho một đối tượng cụ thể. 
Ví dụ: Quyết định xử phạt vi hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông, Bản án của toà án, Quyết định kỷ luật, Quyết định khen thưởng .
*Giống nhau :
            -Cả hai đều là văn bản do Nhà nước có thẩm quyền ban hành;
            -Đều là văn bản được ban hành theo thủ tục, trình tự được pháp luật quy định chặt chẽ,
- Đều là văn bản để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đưa các quan hệ xã hội đó vào trật tự, ổn định và phát triển.
          -Đều có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thục hiện đối với các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan.
          -Đều được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà
nước.

Khác nhau :
Văn bản Quy phạm pháp luật
Văn bản áp dụng pháp luật
- Chứa đựng các nguyên tắc sử sự chung.
- Chứa đựng các nguyên tắc xử sự cụ thể.
- Chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với mọi người.
- Cụ thể hóa qui tắc xử sự và chỉ áp dụng đối với một chủ thể nhất định.
- Áp dụng nhiều lần mà không làm mất hiệu lực pháp lý.
- Áp dụng 1 lần, chấm dứt hiệu lực pháp lý.
- Không xác định cụ thể
- Xác định cụ thể.
- Phức tạp hơn (về chủ thể, về trình tự, ...)
- Đơn giản hơn.
- Đa dạng.
- Không đa dạng.
Câu 3: Lấy ví dụ về một quan hệ pháp luật và xác định:
-         Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật đó.
-         Các yếu tố cấu thành của QHPL trên.
KN: Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạmphạm pháp luật điều chỉnh:
VD: Anh Nguyễn Văn A, sinh năm 1990, đến Công An Xã đăng ký tạm trú.
-          Sự kiện pháp lí: là sự kiện nảy sinh, tồn tại và phát triển hoặc mất đi gắn liền với việc làm nảy sinh hoặc chấm dứt các hậu quả pháp lí do pháp luật quy định.
            Căn cứ vào ví dụ trên, sự kiện pháp lí là hành vi của anh Nguyễn Văn A, đến Công An Xã đăng ký tạm trú làm phát sinh quan hệ pháp luật về Luật Cư trú.
-          Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật : gồm chủ thể của quan hệ pháp luật, khách thể của quan hệ pháp luật và nội dung của quan hệ pháp luật.
            * Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức có đủ năng lực chủ thể để tham gia vào quan hệ pháp luật và có quyền, nghĩa vụ pháp lí theo quy định của pháp luật.
            Căn cứ vào ví dụ trên, chủ thể của quan hệ pháp luật là anh Nguyễn Văn A. (có năng lực pháp luật và năng lực hành vi).
            Trong quan hệ pháp luật, chủ thể phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ pháp lí theo quy định của pháp luật. Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể trong việc nhận thức, lựa chọn, xác lập và kiểm soát hành vi phù hợp với quy định của pháp luật và khả năng chịu trách nhiệm về hậu quả do hành vi đó mang lại. Trong ví dụ trên :
            Về năng lực pháp luật, anh Nguyễn Văn A sinh năm 1990 (24 tuổi) đủ ngăng lực pháp luật, theo luật cư trú.
            Về năng lực hành vi, anh Nguyễn Văn A đã đạt được độ tuổi quy định về năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
            * Khách thể của quan hệ pháp luật : Là những lợi ích vật chất hoặc tinh thần và những lợi ích xã hội khác mà vì chúng mà chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
            Ở ví dụ trên, khách thể của quan hệ pháp luật là đăng ký tạm trú. Nhằm bảo đảm trật tự quản lí hành chính nhà nước trong lĩnh vực cư trú.
            * Nội dung của quan hệ pháp luật là quyền và nghĩa vụ pháp lí cụ thể tương ứng của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật.
            Quyền của chủ thể là khả năng xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện. Ở ví dụ trên, quyền của anh Nguyễn Văn A là đăng ký tạm trú theo luật cư trú.
            Nghĩa vụ của chủ thể là cách xử sự mà pháp luật bắt buộc chủ thể thực hiện nhằm đáp ứng quyền của chủ thể bên kia. Ở ví dụ trên, nghĩa vụ của anh Nguyễn Văn A là nghĩa vụ đăng ký tạm trú theo luật cư trú và bị ràng buộc bởi những điều của Luật cư trú quy định.
Câu: 4 Lấy ví dụ về một vi phạm pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật đó:
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật (PL) do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, có lỗi và xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
VD: Ngày 13 tháng 9 năm 2008,Cục cảnh sát môi trường Bộ công an
Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam đã phát hiện ra vụ việc
sai phạm của công ty bột Ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam) .Theo đó,hàng ngày công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lý theo quy định và có chứa rất nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng nhiêm trọng đến môi trường sống bên ngoài đặc biệt là dòng sông 
Thị Vải (Đồng Nai) trong suốt mười bốn năm qua kể từ ngày hoạt động (năm 1994) khoảng 4000m/ ngày. 
Hành động này gây ô nhiễm nặng nề cho dòng sông Thị Vải,Tại đây nước bị
ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm,cả khi thủy triều.các loài sinh vật không còn khả 
năng sinh sống,ảnh hưởng đến sức khỏe người dân,đặc biệt gây tổn thất nặng nề với ngư dân địa phương.
Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật 
a.Mặt khách quan
*Hành vi trái pháp luật: Ở ví dụ trên,hành động xả nước thải 
(4000m/ ngày) chưa qua xử lý theo quy định xuống dòng sông Thị Vải của công ty Vêdan là hành vi trái pháp luật (vi phạm hành chí).
-Hậu quả: dòng sông bị ô nhiễm nặng,phá hủy môi trường sống và
làm thủy sản chết hàng loạt,gây thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản 
và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân sống ven sông.
 Những thiệt hại đó do hành vi, vi phạm pháp luật của công ty Vedan gây ra trực tiếp và gián tiếp. 
-Thời gian: 14 năm (từ năm 1994- 2008). 
Địa điểm: Sông Thị Vải (thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh) 
-Phương tiện: sử dụng hệ thống ống xả ngầm
b.Mặt chủ quan
 Lỗi: Là lỗi cố ý gián tiếp. Vì, Công ty vedan khi thực hiện hành 
vi này thì nhận thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng
vẫn để hậu quả xảy ra. 
Mục đích:Nhằm giảm bớt chi phí xử lí nước thải. Theo quy định
thì công ty Vedan phải đầu tư 1 chục triệu để xử lý 1m dịch thải đậm đặc. Đáng ra phải chi từ 15%,20% vốn đầu tư cho việc xử lý nước thải thì công ty Vedan chỉ dành 1,5% vốn cho việc đó. 
c. Mặt chủ thể
Công ty Vedan (Thuộc Công ty TNHH vedan Việt Nam) là một
 công ty thực phẩm với 100% vốn đầu tư Đài Loan. Được xây dựng từ năm 1991. Có giấy phép hoạt động từ năm 1994. là một tổ chức có đầy đủ trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi trái pháp luật
 này 
d. Mặt khách thể
Việc làm của Vedan đã vi phạm đến nguyên tắc quản lý nhà nước: Vi phạm trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 
 Câu 5: Phân tích tính tất yếu phải tăng cường pháp chế và các biện pháp tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay:
KN: Pháp chế Xã hội chủ nghĩa là việc thực hiện pháp luật một cách thường xuyên, chính xác, đầy đủ, thống nhất của tất cả các chủ thể pháp luật.
·        Tính tất yếu phải tăng cường pháp chế XHCN:
-         Để đưa pháp luật vào đời sống góp phần giữ gìn, trật tự xã hội năng cao ý thức PL của nhân dân, xây dựng nước việt nam dân chủ hơn, văn minh hơn...
-         Hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật diễn ra phổ biến, phức tạp như vụ (Nguyễn Văn Luyện) nên cần thiết phải tăng cường pháp chế để xử lý các vi phạm pháp luật đó một cách có hiệu quả.
-         Việt nam đang trên đường đổi mới toàn diện, phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa.
·        Các biện pháp tăng cường pháp chế:
-         Hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật
+ Từng bước bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, loại ra những văn bản không còn thích hợp với thực tế, chú trọng xây dựng và ban hành những đạo luật mới. Pháp luật  phải phản ánh đúng quy luật khách quan và nhu cầu xã hội, phù hợp với đường lối chính sách của Đảng. Xây dựng pháp luật theo đúng thẩm quyền được quy định trong Hiến pháp.
-         Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
+ Công  tác  tăng  cường  pháp  chế  phải  đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải  thường xuyên  lãnh đạo công tác pháp chế. Tăng cường cán bộ có phẩm chất và năng lực. Mọi cơ quan, tổ chức, Đảng viên của Đảng phải thực hiện đúng pháp luật, không can thiệp làm thay thẩm quyền của các cơ quan công chức Nhà nước.
-         Tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát:
+ Đây là trách nhiệm chung của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân. Đảm bảo quyền khiếu nại tố cáo của công dân đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Tăng  cường vai trò, vị trí, chức năng và kiện toàn tổ chức của các cơ quan dân cử, cơ quan kiểm  tra, thanh tra nhà nước, thanh tra nhân dân.
-         Tổ chức thực hiện pháp luật một cách nghiêm minh:
+ Chống tình trạng lo án, chạy án đảm bảo xử đúng người đúng tội, tránh oan sai....
-         Đẩy mạnh cải cach1 tư pháp
+ Tổ chức gọn, nhẹ, có chất lượng cao, đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và năng lực quản lý. Đổi mới tổ chức và cách thức làm việc của Chính phủ, sắp xếp lại Bộ, các cơ quan ngang Bộ; sửa đổi cơ cấu và phương hướng làm việc của UBND, sở phòng ban một cách hợp lý. Kiện toàn, đổi mới một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tư pháp. Thực hiện cơ chế giám sát tính hợp hiến của luật, tính hợp pháp của văn bản pháp quy. Cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ tư pháp phải là những người nắm vững pháp luật.
Tăng cường các hoạt động bổ trợ tư pháp: luật sư, công chứng, thừa phát lại ..

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

Đề cương thảo luận Nhà nước pháp luật Trung cấp chính trị 71 lần 1

Thao luan NN&PL Phần I

Câu 1:
Trình bày Vị Trí, chức năng các bộ phận cấu thành và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị và hệ thống chính trị ở cơ sở của nước ta hiện nay.
Giải quyết vấn đề:
* Khái niệm về hệ thống Chính trị:
- Theo nghĩa rộng: Hệ thống chính trị (HTCT) là kn dùng để chỉ toàn bộ lực lượng CT tronh Xã hội; các mối quan hệ giữa các lực lượng CT, các quan điểm chuẩn mực CT trong xã hội.
- Theo nghĩa hẹp: HTCT là hệ thống các cơ quan, tổ chức thực hiện quyền lực CT trong xã hội.
+ HTCT ra đời khi xã hội phân chia thành các giai cấp khác nhau (khi xuất hiện nhà nước). HTCT bao giờ củng mang bản chất của giai cấp cầm quyền.
I. Vị Trí, chức năng các bộ phận cấu thành HTCT:
Gồm:
-         Đảng CSVN
-         Nhà Nước CHXHCN-VN
-         Các tổ chức chính trị xã hội
1.      Đảng CSVN
-         Là hạt nhân của hệ thống chính trị.
+ Đảng lãnh đạo toàn thể HTCT nước ta.
+ Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đễ lãnh đạo.
2.      Nhà nước:
-         Nhà nước là trọng tâm của HTCT
-         Nhà nước có chức năng quản lý xã hội.
-          Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong HTCT thể hiện ở những nội dung sau:
+ Nắm chính quyền
+ Thông qua NN Đảng lãnh đạo
+ Nắm quyển sở hữu TLSX.
+ Ban hành pháp luật.
+ Thông qua NN nhân dân thực hiện quyền làm chủ, đầy đủ, triệt để hơn.
3.      Các tổ chức chính trị:
-          Là tổ chức cơ sở của HTCT, là cầu nối giữa Đảng, NN và Nhân dân.
-          Có chức năng tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, phát huy quyền làm chủ của ND, thu tập ý kiến, tâm tư nguyện vọng của ND, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cùa ND.
II. Hệ Thống Chính Trị Ở Cơ Sở Nước Ta:
1.      Cơ cấu của HTCT cấp cơ sở Nước ta:
-         Cấp cơ sở là cấp xã
-         Đảng bộ Phường, Xã, Thị trấn
-         Chính quyền; Phường, Xã, Thị trấn (HĐND-UBND)
-         Các tổ chức chính trị
·         HTCT cấp cơ sở là một bộ phận không thể tách rời của HTCT Nước ta.
·         Là bộ phận gần dân nhất, để chuyền tải chủ trương, chính sách của đảng PL của nhà nước.
·         Là bộ phận trực tiếp khích lệ, huy động sức mạnh của nhân dân.
Câu 2:
Phân tích khái niệm, đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN Việt nam và những phương hướng xây dựng, hoàn thiện nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Đề xuất giải pháp góp phần thực hiện quyền lực của nhân dân.
Giải Quyết Vấn Đề:
1.      Khái niệm: Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu NN gắn với một G/C mà là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước , bảo đảm tổ chức hoạt động của NN tuân theo quy định của PL, quản lý xã hội theo PL, bảo đảm chủ quyền và quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
Nhà nước pháp quyền XHCN-VN là NN-XHCN.
2.      Đặc trưng của nhà nước pháp quyền Việt nam
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp.
-  Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và Luật trong đời sống xã hội.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người.đảm bảo trách nhiệm giữa NN và công dân, thực hành dân chủ gắn với tăng cường kỷ cương kỷ luật.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời đảm bảo sự giám sát của nhân dân thông qua MTTQ và các thành viên của MTTQ Việt nam.
- Nhà nước pháp quyền XHCNVN là nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và phát triểc, các dân tộc trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, đồng thời tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước, hiệp ước Qt đã tham gia ký kết, phê chuẩn.
3. Phương hướng xây dựng, hoàn thiện nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay
-      Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
-      Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật.
-      Đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
-      Đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
-      Đẩy mạnh cải cách tư pháp theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
-      Đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
-      Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước
- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
4. Giải pháp góp phần thực hiện quyền lực của nhân dân.
- Hoạt động của MTTQVN và các tổ chức thành viên cần phát huy tốt hơn nũa vai trò giám sát, thông qua đó thể hiện kiệp thời những phản biện, tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Từ đó có thể thực hiện đầy đủ hơn, triệt để hơn quyền làm chủ của nhân dân.
Câu 3:
Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước ta theo Hiến pháp 1992, đã sửa đổi năm 2001 (trong đó dùng -> chỉ mối quan hệ hình thành, dùng ---> chỉ quan hệ lãnh đạo, kiểm tra, giám sát) và chỉ rõ mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước đó.
Câu 4:
So sánh (giống và khác nhau) về vị trí pháp lý và chức năng giữa Quốc hội và Hội đồng nhân dân, giữa Chính phủ và Uỷ ban nhân dân.

Quốc hội
Hội đồng nhân dân
Giống
-         Điều do cử tri bầu va chịu trách nhiệm trước nhân dân
-         Lam việc theo chế độ tập thể và biểu quyết theo đa số,- Diều có chức năng quyết định và giám sát.



Khác
Quốc hội
- là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nước. là cơ quan đại biểu đại cho ý chí nguyện vọng của nhân dân cả nước
- Do cử tri cả nước bầu và chịu trách nhiệm với ND cả nước           - Có chức năng lập hiến, lập pháp   - Quyết định tối cao, giám sát tối cao.
Hội đồng nhân dân
 là cơ quan quyền lực nhà nước  nhất nước địa phương. là cơ quan đại biểu đại cho ý chí nguyện vọng của nhân dan địa phương
-Do cử tri địa phương bầu và chịu trách nhiệm với Nd9iad9ia5 phương.
- Ban hành nghị quyết.
- Quyết định , giám sát các vấn đề tại địa phương
Chính phủ
Uỷ ban nhân dân
Giống
- Là cơ quan hành chính nhà nước,Là cơ quan chấp hành của cơ quan nhà nước cùng cấp.
- Quản lý hành chính NN trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.- Làm - .-- Làm việc theo chế độ tập the và đề cao trách nhiệm người đứng đầu.  - Diều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật


Khác
Chính phủ
-      Là cơ quan hành chính NN cao nhất, là cơ quan chấp hành của Quốc hội
-  Quản lý HC trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi cả nước.
-  Thủ tướng chính phủ do quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm              -  Ban hành nghị quyết
Uỷ ban nhân dân                       - Là cơ quan chấp hành của HĐND địa phương, Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
-  Thực hiện chức năng quản lý NN trên tất cả các lĩnh vực trong phạm vi địa phương
- Chủ tịch UBND do HĐND bầu, miễn nhiệm bãi nhiệm.                     - Ban hành nghị quyết, chỉ thị.

Bài giảng tóm tắt Nhà nước và pháp luật Trung cấp chính trị TC71

Bài giảng tóm tắt
Sơ đồ nhà nước CHXHCNVN
Trách nhiệm & Nghĩa vụ CB, CC, VC
Luật PC Tham Nhũng
Hiến pháp 2013
Sơ đồ tổ chức bộ máy NN
Bài giảng phương thức lãnh đạo của Đảng
Bài giảng Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ

Câu hỏi thảo luận môn Nhà nước và pháp luật Trung cấp lý luận chính trị TC71

Câu hỏi thảo luận môn Nhà nước và pháp luật
KHOA NHÀ NƯỚC – PHÁP LUẬT

NỘI DUNG THẢO LUẬN MÔN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị – hành chính tại chức (TC,H)
Học viên phải chuẩn bị dề cương trước buổi thảo luận

I.  THẢO LUẬN LẦN 1: PHẦN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC

1.     Trình bày vị trí, chức năng các bộ phận cấu thành và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở của nước ta hiện nay.
2.     Phân tích khái niệm, đặc điểm Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và phương hướng xây dựng, hoàn thiện nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Đề xuắt giải pháp góp phần thực hiện quyền lực của nhân dân.
3.     Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước ta theo Hiến pháp  2013 (trong đó dùng -> chỉ mối quan hệ hình thành, dùng ---> chỉ quan hệ lãnh đạo, kiểm tra, giám sát) và chỉ rõ mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước đó.
4.     So sánh ( giống và khác nhau) về vị trí pháp lý và chức năng giữa Quốc hội và Hội đồng nhân dân, giữa Chính phủ và Uỷ ban nhân dân.

II.  THẢO LUẬN LẦN 2: PHẦN LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT

1.     Phân tích bản chất, chức năng, vai trò của pháp luật XHCN Việt Nam.
2.     Lấy ví dụ về văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. Từ đó phân biệt hai loại văn bản trên.
3.     Lấy ví dụ về một quan hệ pháp luật và xác định:
               _    Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật đó.
               _    Các yếu tố cấu thành của QHPL trên.
4.     Lấy ví dụ về một vi phạm pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật đó.
5.     Phân tích tính tất yếu phải tăng cường pháp chế và các biện pháp tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

III.  THẢO LUẬN LẦN 3: PHẦN MỘT SỐ NGÀNH LUẬT CƠ BẢN

1.     Lấy ví dụ về quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của các ngành luật: Hành chính, dân sự, kinh tế, hôn nhân – gia đình.
2.     Tự lấy ví dụ về 01 vi phạm hành chính và 01 ví dụ về tội phạm (vi phạm hình sự), phân tích các yếu tố cấu thành của các vi phạm pháp luật trên. Qua đó hãy cho biết sự khác nhau giữa vi phạm hành chính và tội phạm.
3.     Lấy ví dụ về một hợp đồng dân sự và phân tích các điều kiện để hợp đồng dân sự đó có hiệu lực.
4.     Tự lấy ví dụ về một trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và phân tích các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó.
5.     Bài tập thừa kế:
  Ong A và bà B là vợ chồng hợp pháp, có tài sản chung 600 triệu đồng. Bà B có tài sản riêng 180 triệu. Hai người có hai con chung là C (17 tuổi) và D (15 tuổi). Bà B có con riêng là E (20 tuổi, không bị bệnh tâm thần và có khả năng lao động). Năm 2005, bà B chết vì tai nạn giao thông.
  Căn cứ vào quy định của pháp luật về thừa kế, anh (chi) hãy phân chia di sản của bà B trong những trường hợp sau:
a.     Trường hợp 1: Trước khi chết, bà B đã lập di chúc hợp pháp cho M (em họ) 50 triệu và cho qũi từ thiện 50 triệu.
b.    Trường hợp 2:  Trước khi chết, bà B đã lập di chúc hợp pháp cho M (em họ) 100 triệu, cho qũy từ thiện 200 triệu.
6.     Phân tích khái niệm tham nhũng, tác hại của tham nhũng và các biện pháp phòng chống tham nhũng theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng – 2006. Từ dó rút ra ý nghĩa thực tiễn đối với cơ quan, đơn vị và bản thân.